Có thể đối với nhiều người thì câu hỏi này thật buồn cười nhưng thực ra khối người hỏi đến còn không biết, 1 lạng = 100 g. Lạng là đơn vị đo khối lượng, trong hệ đo lường cổ Việt Nam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ ở Trung Quốc, Hồng Kông, ..., trước đây một lạng xấp xỉ bằng 37,8 gam. Một lạng khi đó bằng 1/16 cân, nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu: "Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân". Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn ghi một lạng bằng 25 gam.
Một lạng bằng 10 đồng, 100 phân (分), 1000 ly (厘), 10.000 hào (毫), 100.000 ty (絲), 1000.000 hốt (忽).
Sau khi người Pháp vào Việt Nam thì việc áp dụng hệ đo lường quốc tế mới được triển khai. Lạng đã bị thay đổi ý nghĩa và giá trị. Hiện nay một lạng bằng 1/10 cân, tức là 0,1 kilôgam (đơn vị đo khối lượng tiêu chuẩn trong hệ đo lường quốc tế) hay 100 gam.
---------------------------------------------------------------------------
Trước kia, tại SaiGon người ta dùng đơn vị tính theo chuẩn Metric, tức là 100g và kg. Người miền Tây thì dùng đơn vị tính gọi là "cân ta" tức là cân, tạ, yến...
Quy ra thì 1 cân = 600g, 1 lạng (lượng) = 37,5g, do vậy mới nói "8 lạng = nửa cân".
Trong khi đó thì tại miền Bắc dùng theo cách nói 1 cân = 1kg và 1 lạng = 100g mà người miền nam chỉ biết sau 1975.
Cách gọi theo ký lô, méga, mili.. là theo định chuẩn của viện toán quốc tế quy định từ hơn 30 năm trước, nhằm thống nhất cách ghi cho tất cả các đơn vị đo lường toàn thế giới. Với xu thế hội nhập thì không biết Bộ GD ta có ý định hòa theo thế giới hay cứ khư khư đây nhỉ..
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080403062622AAkIpfB
-------------------------------------------------------------------------------
ĐO LƯỜNG TRONG ĐÔNG Y -HỆ ĐO LƯỜNG CỔ VIỆT NAM
Nghiên cứu về hệ đo lường cổ Việt Nam, từ trước đến nay số người nghiên cứu không nhiều. Mặt khác lại phức tạp do việc cân, đong, đo, đếm thay đổi theo thời gian cũng như từng địa phương và tư liệu còn hạn chế.
Ở đây ta cũng xem xét một ví dụ về thước. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên: Ðơn vị cũ đo độ dài, bằng khoảng 0,425 m (thước mộc), hoặc bằng 0,645 m (thước đo vải). Còn khi đo diện tích ruộng đất thì bằng 24 m2(thước Bắc Bộ) hoặc bằng 33 m2 (thước Trung Bộ).
Như vậy, riêng về thước ở nước ta đã có 3 loại thước:
1. Hệ thước đo vải - hay thước may (tên chữ Hán là Phùng xích hay Quan Phùng xích).
2. Hệ thước đo ruộng đất - hay thước ruộng (tên chữ Hán là Ðiền xích hay Ðộ Ðiền xích).
3. Hệ thước mộc - hay thước ta (tên chữ Hán là Quan mộc xích hay Mộc xích).
Giống như hệ đo lường chiều dài đời Minh, Thanh ở Trung Quốc.
Ghi chú:
- Thước may (Thước thợ may, thước đo vải): Chưa rõ hệ thước này có nguồn gốc xuất phát từ đâu, chỉ biết độ dài của nó luôn khác với hệ thước khác. Một số nghệ nhân nghề dệt truyền thống thì cho rằng chiếc thước này được hình thành và bị "ràng buộc" với khuôn khổ của chiếc khung cửi cổ truyền.
- Thước ruộng (Thước đo ruộng đất): Căn cứ vào sử sách, có thể khẳng định rằng ở nước ta hệ thước đo ruộng đất có nguồn gốc từ thời Lê. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thước đo này cũng có diễn biến rất phức tạp.
- Thước mộc: Là hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên thì hết sức phức tạp bởi có rất nhiều loại với quan niệm và cách sử dụng khác nhau. Lỗ Ban là tên một người thợ mộc lừng danh của Trung Hoa cổ đại, tương truyền là người phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ của nghề mộc. Ông được tôn làm Tổ của ngành mộc Trung Quốc. Thước Lỗ Ban tương truyền là do ông sáng chế, nó còn có các tên gọi khác như Môn xích, Bát tự xích. Ðây là loại thước người thợ mộc thời xưa dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ. Theo sách Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển của Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh, hiện nay tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh vẫn còn 1 cây Môn Xích, được xem là cây thước chân truyền của đời xưa. Như vậy, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương đã từng tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, Vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1898, ở địa bàn Bắc Kỳ thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích ...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Theo chuẩn trên, vào đầu thế kỷ XX, một thước dài 0,4 mét. Tuy nhiên..., vẫn có ngọai lệ là Trung Kỳ vẫn dùng chuẩn cũ, tức là 1 thước = 0,47 mét (!). Việc đo lường trong Đông y ở nước ta thường căn cứ theo Trung Quốc, tất nhiên cũng có xê xích do không có chuẩn quy định chặt chẽ.
LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THƯỜNG DÙNG TRONG ĐÔNG Y
1. ĐƠN VỊ ĐO CHIỀU DÀI
· 1 trượng (市丈, zhang) = 2 bộ
· 1 bộ (步, bu) = 5 xích
· 1 xích (1 thước) (市尺, chi) = 10 thốn
· 1 thốn (1 tấc) (市寸, cun) = 10 phân
· 1 phân (市分, fen) = 10 ly
· 1 ly (市厘, li) = 10 hào
2. ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
1 cân (市斤, jin) = 10 lượng (cổ: 1 cân = 16 lượng)
1 lượng, lạng (市两, liang) = 10 tiền
1 tiền (市钱, qian) = 10 phân = 1/10 lượng
1 thù (巿銖, zhu) = 1/24 lượng
1 phân (市分, fen) = 10 ly
1 ly (市厘, li) = 10 hào
Ghi chú: Hiện nay, theo quy định của Trung Quốc 1 cân = 10 lượng. Nhưng trên thị trường Việt Nam trong khi cân các thang thuốc Đông y, các Lương y lão thành vẫn còn sử dụng cách tính cổ xưa của Trung Quốc là 1 cân = 16 lượng (lạng), nên trong thành ngữ có câu “Bên 8 lạng, đằng nửa cân”.
3. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
1 thạch (市石, dan) = 10 đẩu (đấu)
1 đẩu (đấu) (市斗, dou) = 10 thăng
1 thăng (市升, sheng) = 10 hợp (hộc)
1 hợp (hộc) (合, ge) = 10 chước
Ghi chú:
Chiều dài: Theo quy định ở Việt Nam đầu Thế kỷ XX thì 1 thước ta dài 0,4 m (đã nói ở phần trên). Nhưng hiện nay theo quy định chính thức của Trung Quốc 1 xích (thước ta) = 33,33 cm (1/3 mét). Ta nên dựa theo Trung Quốc khi đọc các tài liệu Đông y Trung Quốc.
Khối lượng: Ở Việt Nam, những thầy thuốc lớn tuổi còn tuân theo cân lượng cổ, nên khi họ cân 1 chỉ ta biết là 3,75 gam, 1 lượng là 37,5 gam.
Tuy nhiên, những thầy thuốc trẻ mới được đào tạo và những Khoa YHCT, Bệnh viện YHCT và đa số các Phòng chẩn trị YHCT lại áp dụng cân lường căn cứ theo quyết định số 315-BYT/QĐ ngày 04-4-1963 của Bộ Y tế quy định một đồng cân = 4 gam, tứclà một lượng = 40 gam. Do đó, trong một thang thuốc của nước ta hiện nay thường thấy ghi: Cam thảo 4 gam (» 1 đồng cân), Quế chi 6 gam (» 1,5 đồng cân) là các số chẳn chứ không dùng số lẻ.
Thể tích: Ở Việt Nam hiện nay không còn sử dụngThạch, Đẩu (Đấu), Thăng, Hợp (Hộc) nữa. Nên khi gặp các đơn vị đo thể tích trên, ta nên căn cứ theo quy định chính thức của Trung Quốc (1 Thăng = 1 Lít).
ĐO LƯỜNG TRONG CHÂM CỨU
Như trên đã nói, Thốn (Tấc ta) trong hệ thống đo lường Trung Quốc và Việt Nam đã thay đổi rất nhiều theo thời gian và chưa có một chuẩn chung nhất. Đại khái 1 Thốn dài chừng 3,33 cm. Do đó trong châm cứu, khi lấy 1 Thốn là khoảng cách của đốt giữa ngón giữa bàn tay, vì người ta thấy dài khoảng 1 Thốn nên đặt tên đó là 1 thốn châm cứu, ở Việt Nam theo một cuộc điều tra cơ bản của khoa châm cứu Viện nghiên cứu Đông y (Viện y học dân tộc Hà Nội) năm 1967 cho thấy ở người Việt Nam trưởng thành cao trung bình 158 cm thì 1 thốn châm cứu = 2,1 cm (không phải dài 3,33 cm như các cách đo chiều dài khác(!)).
Thốn trong châm cứu cũng có số đo khác nhau tùy theo từng phân đoạn của cơ thể. Vấn đề này ta có thể tham khảo thêm các tài liệu về Châm cứu để hiểu rõ hơn.
http://www.dongyhongduc.com/content/detail/4/142
---------------------------------------------------------------------------------
Đơn vị cân thuốc: Theo cân lượng thường dùng cân thuốc Đông y (1 cân = 16 lạng) tính thành gam như sau:
1 cân = 500 gam.
1 lạng = 31,25 gam.
1 đồng cân = 3,1 gam.
1 phân = 0,31 gam.
1 gam = 3 phân 2 ly.
1 ly = 0,03 gam.
http://www.baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/TRACUUDONGDUOC/BAITHUOC/250B/dulieu/Coban.HTML
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét