15 thg 9, 2014

HIỂU THÊM VỀ THỨ NGUYÊN



Theo Wikipedia tiếng Việt

Thứ nguyên của một đại lượng là một tính chất vật lí mà đại lượng đó mô tả. Các thứ nguyên cơ bản bao gồm: thời gian [T], độ dài [L], khối lượng [M]. Thứ nguyên của các đại lượng dẫn xuất là tổ hợp của các đại lượng cơ bản. Chẳng hạn thứ nguyên của vận tốc là độ dài chia cho thời gian
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9_nguy%C3%AAn

Nhưng đọc cái này rõ hơn nè (Mình nhấn mạnh chỗ in đậm, Thịnh):
Ta không thể nói một người cao 1,75 mà phải nói người đó cao 1,75 m hoặc 175 cm. Như vậy mỗi một đại lượng vật lý bao giờ cũng đi kèm với một hệ đơn vị đo của đại lượng đó để từ đó phân biệt giữa con số đo của đại lượng này với một đại lượng khác.

Những đơn vị dùng để đo cùng một đại lượng Vật lý gọi là thứ nguyên của đại lượng đó, từ đó có thể đồng nhất thứ nguyên với bản chất đo của một đại lượng Vật Lý.

Ví dụ dùng để chỉ chiều dài thì phải sử dụng thứ nguyên chiều dài, bao gồm đủ loại từ km, m cho đến “dặm”, “trượng”, “gang”, “tấc”.

II.Các thứ nguyên cơ bản :

Vật lý được xây nền tảng tử các định luật Vât lý biểu thị bằng những công thức nêu lên mối liên hệ giữa các đại lượng Vật lý khác nhau .Ví dụ công thức v = s/t là công thức biểu thị vận tốc theo quãng đường và thời gian .

Từ những công thức như trên ta có thể biểu diễn các thứ nguyên của các đại lượng thông qua các đại lượng khác như trong trường hợp trên nếu ta lấy thứ nguyên của các đại lượng theo hệ chuẩn SI thì quãng đường s là m , thời gian là s => thứ nguyên của vận tốc là m/s .

Vì vậy trong vật lý người ta đã xây dựng đựơc một hệ thứ nguyên cơ bản bao gồm các thứ nguyên sau :chiều dài, thời gian, khối lượng, nhiệt lượng, nhiệt độ nhiệt động, cường độ dòng điện và cường độ sáng.Và tất cả các thứ nguyên khác đều có thể thiết lập qua các thứ nguyên này (bạn đừng hỏi vì sao lại thế ? vì chính tôi cũng không biêt , tôi có được điều này từ quyển Tuyển tập vật lý của Irodov ).

Theo tên gọi quốc tế, người ta qui ước viết tắt của các thứ nguyên:

- Chiều dài : L
- Thời gian : T
- Khối lượng : M
- Lượng chất : N
- Nhiệt độ nhiệt động : K
- Cường độ dòng điện : I
- Cường độ sáng : J
Với ví dụ trên thì

còn đối với một đại lượng vật lý bất kì A

(a,b,c,d,e,f ,g là các số hữu tỷ )


Nguồn: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=210969

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét